8 lý do nên uống nước dứa vào mỗi sáng

Đã bao giờ bạn nghĩ chính những thói quen trong lối sống hàng ngày của bạn sẽ hoặc là tạo ra khả năng miễn dịch của bạn hoặc là phá hủy nó? Và tại sao chúng ta không chọn những thói quen xây dựng lên hệ miễn dịch của bạn bởi chính việc xây dựng thói quen lành mạnh có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của bạn.

Có rất nhiều thói quen tốt nên làm ví dụ như uống nước chanh hoặc nước ấm pha mật ong hay một số nước rau vào buổi sáng. Thói quen đó giúp tạo khả năng miễn dịch bằng cách làm sạch cơ thể bạn khỏi các độc tố. Uống nước dứa vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng là một thói quen lành mạnh như vậy.

Nước dứa chứa nhiều vitamin C, bromelain (một enzyme có tác dụng chống viêm, giảm phù nề do bị chấn thương hay phẫu thuật – đặc biệt có rất nhiều trong quả dứa) và nhiều vi chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Bạn chỉ cần cắt một quả dứa thành từng miếng và thêm chúng vào một bình nước là cách đơn giản nhất để có một bình nước thơm ngon bổ dưỡng. Hãy bảo quản nó trong tủ lạnh trước khi đi ngủ và uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Thông tin dưới đây giúp bạn hiểu thêm về lợi ích của việc uống nước dứa hàng ngày:

1. Nước dứa chứa vitamin A và beta-carotene rất tốt cho thị giác của bạn. Nếu bạn uống nước dứa hàng ngày, bạn có thể ngăn chặn các vấn đề liên quan đến mắt khi bạn có tuổi.

2. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bromelain có rất nhiều trong quả dứa có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư.

3. Nước dứa hỗ trợ tiêu hóa. Chất bromelain có trong quả dứa được biết đến như là một enzyme phân giải protein hỗ trợ tiêu hóa.

4. Ngoài ra, vì nó có chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, cơ thể bạn sẽ thoát khỏi các độc tố một cách dễ dàng.

5. Nước dứa cũng có thể làm sạch ký sinh trùng trong ruột và gan của bạn. Nó cũng có tác dụng tẩy giun.

6. Nước dứa cũng mang đặc tính nào đó mà có thể ngăn chặn mảng bám ở răng và giữ cho răng sạch sẽ.

7. Iốt và bromelain có trong dứa rất tốt trong việc ngăn ngừa các vấn đề có liên quan đến tuyến giáp.

8. Điều tốt nhất về nước dứa là nó làm giảm thiểu tình trạng viêm trong cơ thể của bạn và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác.

Mai Hương/HVQY

(Theo Praveen Kumar)

8 cách trị `tiêu đờm lâu ngày` ở cổ họng không khỏi. ĐỜM CÓ MÁU

Đờm là một dạng chất nhầy do hệ thống hô hấp sản xuất ra. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em hay trẻ sơ sinh khi chúng bị ho. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, khí hậu và hệ thống miễn dịch cũng có thể gây ra đờm. Dưới đây là 8 phương pháp chữa trị đờm hiệu quả ở ngực, phổi và các bộ phận khác của cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.

8 phương pháp dân gian sau giúp bạn tiêu đờm rất hiệu nghiệm.

1. Xông hơi

Xông hơi là một trong những cách tiêu đờm hiệu quả. Khi bạn xông hơi, những hơi nóng sẽ vào cổ họng bao bọc lấy các lớp đờm và bóc đi chúng dễ dàng từ cuống họng. Bạn có thể dùng cách trị đờm thông qua việc tự xông hơi ở nhà bằng cách:

xông hơi

Tắm xông hơi hai lần mỗi ngày. Bạn chỉ cần tắm bằng nước nóng để phòng tắm có đầy đủ nhiệt và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đờm được lỏng ra. Sau đó, bạn nên nhớ dưỡng ẩm cơ thể với tinh dầu tự nhiên sau khi xông hơi.

Một phương pháp khác đó là đổ nước sôi vào bát to, rồi chùm khăn lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn long đờm nhanh và dễ dàng.

2. Nước muối

Nước muối là bài thuốc hữu ích cho việc chữa chứng ho long đờm. Hơn nữa, nước muối không chỉ làm dịu cảm giác khô và ngứa rát cổ họng mà còn có thể tiêu diệt các vi khuẩn và chữa nhiễm trùng, tránh sinh thêm đờm. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một cốc nước ấm và hòa thêm chút muối.

nước muối trị đờm

Súc miệng bằng nước muối là cách trị đờm trong cổ đơn giản bạn có thể làm ở nhà và thực hiện nhiều lần để có được kết quả tốt nhất. Nước muối luôn có sẵn trong nhà, vì vậy bạn có thể áp dụng phương pháp này bất cứ khi nào bạn bị đờm hay mũi có vấn đề.

3. Chanh

Chanh là loại quả có nhiều công dụng hữu ích, đặc biệt là trị đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong quả chanh sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể thực hiện bài thuốc này đơn giản bằng cách:

chanh trị đờm

Pha nước chanh với chút mật ong trong một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày. Bằng cách này bạn có thể làm dịu cổ họng và trị đờm trong một thời gian ngắn. Trộn muối, hạt tiêu với chanh thái lát mỏng. Cách này sẽ giúp bạn loại đờm trong cổ họng. bạn nên ngậm những miếng chanh này 2-3 lần mỗi ngày.

4. Gừng

Gừng là một loại thuốc thông mũi tốt và chống lại nhiễm trùng hay viêm họng . Ngoài ra, gừng cũng là một vị thuốc tiêu đờm, kháng khuẩn, và có đặc tính kháng virus, giúp bạn thở dễ dàng. Nhưng làm thế nào để xử lý đờm hiệu quả trong ngực, phổi và cổ họng? Bạn nên làm theo hướng dẫn chi tiết như sau:

gừng trị đờm

Kết hợp một ly nước đun sôi và vài lát gừng tươi. Ngâm nó trong một vài phút và bạn có thể thêm một chút mật ong để uống vài lần trong ngày. Nhai gừng trực tiếp hoặc sử dụng gừng trong các bữa ăn hàng ngày.

5. Củ nghệ

Củ nghệ có tính sát trùng có thể trị đờm và tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ chất nhầy, cải thiện hệ thống miễn dịch. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là:

củ nghệ long đờm

Kết hợp một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ, sau đó uống nó mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Trộn một chén nước và ½ muỗng cà phê bột nghệ và uống 2-3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể trộn một cốc nước nóng, một chút muối và một muỗng canh bột nghệ. Súc miệng bằng nước nghệ này nhiều lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

6. Ớt bột (ớt cayenne)


ớt bột

Ớt tiêu cayenne sẽ giúp bạn làm long các chất nhầy trong cổ họng và mũi. Ớt cayenne rất nóng, vì vậy nó có thể làm giảm đau trong phổi, ngực và cảm giác ngứa rát ở cổ họng. Bạn có thể kết hợp một vài muỗng canh nước, dấm táo, mật ong, gừng và ớt bột. Uống hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày để loại bỏ đờm.

7. Mật ong

Mật ong có tính chống nấm, kháng khuẩn, và các đặc tính kháng vi-rút có thể giúp làm đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng. Ngoài ra, mật ong có tính sát trùng rất tốt có thể chống lại nhiễm trùng và thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Nhưng sử dụng mật ong thế nào để trị đờm?

mật ong trị đờm

Trộn một muỗng canh mật ong, một ít nhúm bột hạt tiêu đen hay trắng và uống hai lần mỗi tuần. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt

8. Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp, canh hay cháo là một món ăn ngon và một bài thuốc tan đờm người lớn phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt người bị ho có đờm. Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất về cách long đờm vì nó có thể dưỡng ẩm đường hô hấp và giảm đờm. Công thức này có thể là cách chữa đờm ở cổ làm dịu sự ngứa rát cổ họng và giúp bạn thư giãn cũng như cảm thấy tươi mới.

súp gà

Bất cứ khi nào bị đờm hoặc đau họng, bạn có thể ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2-3 lần mỗi ngày. Bạn có thể thêm tỏi, gừng hoặc một số gia vị để tăng thêm lợi ích. Bạn hoàn toàn có thể trộn thịt gà với các thành phần khác để có được món ăn lành mạnh cho bạn và gia đình bạn.


Hướng Dương

(theo VCool)

Tác dụng kỳ diệu của lá ổi

Hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Trên thực tế, người ta biết nhiều về lợi ích của quả ổi, còn lợi ích của lá ổi với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau và trong lá ổi có thành phần berbagia rất cao - một loại hoạt chất điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp. Khi pha với trà, lá ổi giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số công dụng của lá ổi đối với sức khỏe của bạn.

Giúp giảm cân

Một trong những lợi ích chính của lá ổi cho sức khỏe của chúng ta chính là giúp giảm cân một cách nhanh chóng. Khi bạn uống nước lá ổi xay cùng với hoa quả khác sẽ giúp ngăn ngừa các loại tinh bột nạp vào cơ thể chuyển hóa thành đường.

Hạ cholesterol

Nước ép lá ổi non hoặc quả ổi có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nước ép này khi tiêu thụ sẽ giúp giảm cholesterol xấu mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt trong cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường trong gia đình thì cách đơn giản nhất để ngăn ngừa việc này là uống trà lá ổi thường xuyên. Loại trà này có thể làm giảm hàm lượng glucose trong cơ thể một cách hiệu quả bằng cách làm giảm hoạt tính của enzym alpha-glucosidease. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm mà không làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.

Giảm tiêu chảy

Búp ổi có tác dụng trong việc làm giảm vấn đề tiêu chảy hoặc các loại đau bụng khác. Cho búp ổi và rễ của cây ổi vào nồi, đổ nước, sau đó đun sôi. Uống khi đói.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Một cốc trà lá ổi cũng hữu ích cho việc tiêu hóa tốt nhờ nó có tác dụng kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa. Khi bạn sử dụng lá ổi dưới dạng nước ép hoặc pha trà, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Mai Hương

Chế độ ăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi

Xin bác sĩ tư vấn về chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh này? Xin cảm ơn.

Phạm Thị Thanh Giang (thanhgiang@gmail.com)

Khi đã có tuổi, hàm răng bị hư hỏng, lung lay, thậm chí rụng dần, cơ nhai bị teo làm ảnh hưởng đến việc cắn nghiền thức ăn ở miệng. Trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa khác giảm cả về số lượng và chất... Đó là những yếu tố làm cho người già ăn kém ngon miệng, tiêu hóa hấp thu giảm. Mặt khác do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản giảm nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. Vì vậy, chế độ ăn ở người cao tuổi cần chú ý những điểm chính sau đây: Giảm lượng ăn vào: Ở người trên 70 tuổi chỉ cần năng lượng bằng 2/3 so với khi còn trẻ. Cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tạo không khí thoải mái, khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ thức ăn. Nên tăng các thức ăn thực vật: vừng, lạc, đậu đỗ, rau xanh và quả chín, giảm lượng thịt thay bằng cá. Chế biến các món hấp luộc thay bằng món rán nướng. Nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ hầm nhừ... Không ăn quá no nhất là về buổi tối vì khi nằm dạ dày căng to đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Còn loãng xương là một rối loạn chuyển hóa do nhiều yếu tố trong đó có dinh dưỡng. Do vậy để phòng loãng xương người cao tuổi cần ăn những thức ăn giàu canxi như trứng, cá, sữa, tôm, cua, đậu đỗ...; tăng cường thể dục vận động cơ thể ngoài trời. Nếu loãng xương gây đau nhức nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần khám xem có cần dùng thuốc không.

BS. Trần Quang Nhật

Dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Những điều cần tránh

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn gọi là COPD là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao. Ở bệnh nhân COPD, đặc biệt là các bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin và các nguyên tố vi lượng. Có tới 70% số bệnh nhân COPD có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng. Dưới đây là những lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh khi bị COPD.

Ưu tiên sử dụng đạm và chất béo cho bệnh nhân

Thông thường ở bệnh nhân COPD tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân COPD là 30 kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo, cụ thể: chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%.

Người bệnh COPD nên hạn chế ăn mặn.

Người bệnh COPD nên hạn chế ăn mặn.

Ưu tiên sử dụng đạm và chất béo cho bệnh nhân: Vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các bệnh nhân vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu). Sử dụng các chất béo có lợi cho bệnh nhân hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...) không nên dùng quá 300mg/ngày.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: Ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt thực phẩm có chứa nhiều vitamin A ,C, E (các vitamin này có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra). Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân COPD. Trung bình bệnh nhân COPD cần lượng xơ 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả). Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy, ăn súp lơ xanh rất có lợi cho bệnh nhân COPD bởi súp lơ xanh có chất sulforapane hạn chế suy yếu gen NRF2 (Nuclear factor E2-related factor-2) - gene có tác dụng bảo vệ các tế bào phổi không bị tổn thương do khói, hóa chất độc hại gây nên.

Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày: Điều này rất quan trọng với người COPD để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng (trung bình khoảng 2 - 3 lít/ngày). Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kỹ. Trong khi ăn vẫn có thể cho bệnh nhân thở ôxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.

Những điều cần tránhNgười bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim) bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Dùng các loại thảo dược có hàm lượng muối thấp để làm gia vị thay thế và không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

PGS.TS. Tạ Bá Thắng

10 món hấp dẫn, tốt cho sức khỏe từ cá bông lau

Cá bông lau là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ có thai và nuôi con bú, người già sa sút trí não, tiểu đường, tim mạch huyết áp, sinh lý yếu, chứng mệt mỏi, gầy sút, khí huyết hư dùng đều tốt... Sau đây là một số món ăn bài thuốc dược thiện có tác dụng trị bệnh:

1. Canh chua cá bông lau: cá bông lau, dứa, cà chua, dọc mùng, giá đậu, rau đắng, rau ngổ, hành lá, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ hư, dưỡng khí huyết... Trị chứng ngoại cảm, nội thương, mới ốm dậy mệt mỏi, ăn kém, gầy sút, người cao tuổi sa sút trí tuệ, gầy sút.Cá bông lau.

Cá bông lau.

2. Canh cá bông lau nấu đậu rồng: cá bông lau, đậu rồng, cà chua, rau ngổ, mùi tàu, giá đậu, hoa chuối, dứa, me, hành, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ khí huyết, dưỡng trí não... Món này rất thích hợp cho người già suy nhược mệt mỏi khó lên cân, trẻ em còi cọc, cho phụ nữ có thai, các chứng khí huyết hư.

3. Cá bông lau kho nghệ: cá bông lau, thịt giò heo, nghệ, hành, tiêu, đường, dầu ăn gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ thông bổ khí huyết… Thích hợp với sản phụ sau sinh thiếu sữa, tỳ vị hư ăn kém, mệt mỏi gầy sút, khí huyết hư.

4. Lẩu cá bông lau: cá bông lau, xương heo, giá đậu, bông súng, rau đắng, đậu bắp, bạc hà, cà chua, dứa, me, ớt, rau ngổ, mùi tàu, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng: bổ khí huyết, ích tỳ thận… Chữa chứng ăn ngủ kém mệt mỏi, nam nữ sinh lý yếu, lao động mệt nhọc ăn không ngon.

5. Cá bông lau kho rau răm: cá bông lau, rau răm, thịt ba chỉ, hành lá, tỏi, tiêu, muối, đường, mắm, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, thêm khí huyết… Trị chứng tỳ hư ăn kém, suy nhược, phụ nữ sau sinh nuôi con ít sữa, người già mệt mỏi khó lên cân do thiếu đạm.

Canh chua cá bông lau

Canh chua cá bông lau bổ hư, dưỡng khí huyết...

6. Cá bông lau nấu rau cần: cá bông lau, cà chua, rau cần, thì là, rau ngổ, mùi tàu, gia vị vừa đủ nấu canh nhúng rau diếp ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, sinh tân dịch… Trị chứng thiếu máu ở người già, trí nhớ giảm, gầy sút khó lên cân, ngăn ngừa tim mạch huyết áp...

7. Cá bông lau om chuối đậu: cá bông lau, chuối xanh, đậu phụ, thịt chân giò lợn, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ khí, dưỡng huyết, sinh tân… Trị chứng âm huyết hư, miệng khô khát, tiểu đường gầy ốm sụt cân.

8. Cá bông lau rau nhút: cá bông lau, cà chua bi, rau nhút, rau ngổ, khế, sả, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ hư, mát huyết sinh tân… Thích hợp cho người mắc chứng huyết hư thiểu năng tuần hoàn não, ù tai, miệng khô khát, phong thấp nhức mỏi, mụn nhọt, lở ngứa.

9. Cá bông lau om dưa chua: cá bông lau, dưa muối chua, cà chua, hành, tiêu, ớt gia vị vừa đủ om ăn. Công dụng: kiện tỳ, thanh nhiệt, sinh tân, bổ khí huyết… Trị chứng can huyết hư, ăn kém, váng đầu hoa mắt, miệng khô, gầy sút.

10. Canh chua cá bông lau Nam bộ: cá bông lau, thơm, me, cà chua, dọc mùng, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh nhúng giá sống ăn. Công dụng: bổ khí huyết, thanh hỏa ngũ tạng... Trị chứng ngoại cảm nội thương người mệt mỏi, ăn không ngon, hiếm muộn, gầy sút, khí huyết hư.

DS. NGUYỄN VĂN NAM

Rau quả tốt cho sức khỏe mùa thu

Mặt khác, đây là mùa có nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển mạnh. Do vậy, việc ăn uống đầy đủ, cung cấp vitamin cần thiết trong mùa thu rất cần được chú ý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Tăng cường các loại rau xanh

Các loại rau xanh là nguồn thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ... nên vừa có lợi cho sức khỏe, vừa giúp phòng chống bệnh tật. Trong các loại rau thì súp lơ có hàm lượng vitamin các loại phong phú, cứ mỗi 200g súp lơ tươi có thể cung cấp trên 75% vitamin A cần thiết cho cơ thể hoạt động trong một ngày ở người trưởng thành. Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ nhiều hơn gấp 4-5 lần bắp cải, giá đỗ,  cứ khoảng 100g súp lơ chứa khoảng 80mg vitamin C.

Rau quả tốt cho sức khỏe mùa thu

Rau xanh và sung rất tốt cho sức khỏe mùa thu.

Ngoài ra, rau chân vịt thuộc loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều đường, hàm lượng caroten trong rau chân vịt cao hơn rất nhiều so với những loại rau xanh khác, axit ascorbic tuy ít hơn ớt nhưng lại cao hơn cà chua, phần lá của loại rau này chứa nhiều vitamin K - có tác dụng cầm máu rất tốt. Do đó, rau chân vịt có tác dụng trị chứng viêm loét ở miệng, khô môi, viêm lưỡi, viêm da do thời tiết mùa thu thay đổi thất thường và quá khô hanh gây ra. Do đó, nên thường xuyên chế biến loại thực phẩm này trong thực đơn mùa thu rất có lợi cho sức khỏe.

Hoa quả cần thiết

Mùa thu là thời điểm bắt đầu vào mùa cam. Đây là trái cây lý tưởng vì cam giàu vitamin C nhất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm, đồng thời vitamin C trong cam giúp cho xương cứng chắc, chống đau họng, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn chặn bệnh đục nhân mắt...

Ở miền núi, quả sung chứa rất nhiều chất xơ nên giúp tiêu hóa tốt. Mặt khác, nó còn giàu canxi nên giúp bạn chắc xương. Ngoài ra, quả sung cũng có ít calo nên bạn ăn nhiều mà không sợ béo. Chính vì vậy, trong thực đơn mùa thu nên thường xuyên ăn sung.

Quả lê cũng là trái cây giàu chất xơ, hầu hết chất xơ trong lê đều có thể hòa tan nên có thể giúp hạ thấp nồng độ cholesterol trong máu và giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, tùy theo sở thích của mỗi người mà chúng ta có thể thay đổi thực đơn khi mùa thu về. Nhưng nên chọn các loại rau, củ, quả có tính hàn, lạnh để đảm bảo cho sức khỏe.

Bác sĩ Đình Toán